Nếu từng chứng kiến hoặc có người thân bị suy thận thì có lẽ bạn sẽ hiểu hơn căn bệnh nó đáng sợ như thế nào. Một căn bệnh không khiến người ta ‘ra đi’ ngay nhưng mà cứ dai dẳng với những tháng ngày đi chạy thận, lọc máu vô cùng khắc nghiệt mà không thể dùng lời lẽ nói hết được với bất cứ ai, chỉ người trong cuộc âm thầm chịu đựng.
Đáng nói là căn bệnh này đang ngày càng tăng lên và thậm chí ở cả trẻ em. Mình từng có người thân bị suy thận nên rất hay tìm hiểu về chứng này.
Hôm nay mình lên báo thấy có bài viết về những triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu, mình chia sẻ lại cho mọi người cùng biết nhé, hãy quan tâm đến sức khỏe của bản thân khi chưa quá muộn.
Theo như các bác sĩ: Hầu hết những bệnh nhân suy thận được chẩn đoán bệnh khi thận suy giảm chức năng nghiêm trọng hoặc có một lượng lớn protein trong nước tiểu (đạm niệu). Lí do là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Hiểu rõ về một số biểu hiện “chỉ điểm” suy thận giai đoạn đầu sẽ giúp bạn kiểm soát quá trình suy giảm chức năng thận một cách tốt nhất.
Ảnh: DS
Vậy khi nào cần đến viện vì nghi ngờ suy thận, hãy ghi nhớ các triệu chứng dưới đây
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Cơ thể sẽ thường xuyên có cảm giác như tiểu nhiều lần trong ngày, Cảm giác nóng rát và đau khi đi tiểu. Có mủ hoặc máu trong nước tiểu
Nước tiểu có mùi hôi hoặc đục. Đau lưng, đau ở háng hoặc bẹn. Mắc tiểu nhưng tiểu rắt. Đau bụng. Buồn nôn, ói mửa. Sốt, ớn lạnh.
2. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp ở người bệnh thận là khi chỉ số huyết áp trên (tâm thu) trên 130mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp dưới (tâm trương) trên 80mmHg. Tình trạng này thường không gây triệu chứng mà được phát hiện thông qua đo huyết áp.
Huyết áp cao (tăng huyết áp) chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận. Ngược lại, suy thận làm ứ đọng natri và dịch bên trong cơ thể cũng sẽ làm huyết áp tăng lên.
Tuy nhiên, khi huyết áp tăng cao nguy hiểm sẽ có biểu hiện đau đầu, lú lẫn, nhìn mờ, nhìn đôi, tiểu máu, chảy máu cam.
3. Sưng phù tay chân
Lượng nước và muối dư thừa đủ nhiều sẽ ứ đọng đến các bộ phận trong cơ thể như mắt cá chân, tay và bọng mắt gây hiện tượng sưng phù.
Khi thận bắt đầu suy giảm chức năng sẽ mất dần khả năng lọc máu, dẫn đến giữ muối, nước trong cơ thể.
Ảnh: DFS
Điều quan trọng mọi người nên biết là suy thận mãn tính được chia thành các giai đoạn như sau
Ở suy thận độ 1, cơ thể chưa có biểu hiện bất thường nào vì thận tổn thương nhưng chưa suy giảm chức năng.
Ở suy thận độ 2, chức năng thận bị ảnh hưởng nhẹ, khả năng lọc giảm nên triệu chứng bắt đầu xuất hiện mờ nhạt.
Suy thận độ 3, bạn có thể có các dấu hiệu suy thận rõ ràng hơn.
Trong thực tế, cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều thói quen sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thận. Điều quan trọng chúng ta cần làm là thiết lập các thói quen lành mạnh và bỏ đi những hành vi có khả năng gây hại.
Hãy ưu tiên giữ gìn sức khỏe dù bạn ở bất cứ độ tuổi nào hoặc có công việc bận rộn đến đâu, hãy bắt đầu bằng các hành động thiết thực như sau:
Tập thể dục thể thao với các bài tập đơn giản như đạp xe, chạy bộ, bơi lội,…mỗi ngày 30 phút trong hầu hết các ngày trong tuần.
Bỏ hút thuốc lá.
Duy trì cân nặng ổn định, phù hợp với chiều cao
Các bác sĩ nhắn nhủ: Suy thận mãn tính sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn cho sức khoẻ và cả chi phí điều trị. Chính vì vậy hãy cảnh giác trước các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu, để bảo vệ sức khoẻ thận tốt hơn bạn nhé!